Dự án nào cần xin cấp Chấp thuận chủ trương đầu tư?

Thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam thường trải qua các giai đoạn như, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi tác động của dự án, đối với dự án có tác động lớn đến môi trường, dân sinh, an ninh quốc gia, thì cần thực hiện thêm thủ tục xin cấp Chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Thẩm quyền cấp Chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ phụ thuộc vào quy mô và phạm vi tác động của mỗi dự án, qua các quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32, Luật Đầu tư 61/2020/QH14, bao gồm các nhóm dự án chính sau đây:

  • Các dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường;
  • Các dự án chuyển mục đích sử dụng đất quy mô lớn, di dân tái định cư quy mô lớn;
  • Các dự án có đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất;
  • Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;
  • Các dự án thuộc một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, như, chế biến dầu khí, kinh doanh đặt cược, ca-si-no, kinh doanh dịch vụ viễn thông, xuất bản, báo chí, dự án sân golf;
  • Các dự án thực hiện tại khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

Các dự án đầu tư cần phải phù hợp với quy hoạch tổng thể được Chính phủ phê duyệt theo từng thởi kỳ. Thời gian xử lý để cho ra Chấp thuận chủ chương đầu tư của mỗi dự án án kéo dài tuỳ thuộc số lượng cơ quan nhà nước cần phải tham vấn.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu Quý khách cần thêm thông tin.

Ghi chú: Bài viết này chỉ dành để tham khảo và không được xem là bản tư vấn pháp lý. Nội dung bài viết thể hiện ý kiến riêng của TTVN Legal, nội dung này có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.

Bình luận đã được đóng lại.