Luật sư trẻ trong hành trình phát triển nghề nghiệp – Suy ngẫm

Trong tuần qua tôi đã dành thời gian tham dự chuỗi hội thảo được tổ chức bởi Hiệp hội Luật sư Quốc tế diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 29/11. Một trong những chủ đề mà tôi tâm đắc là định hướng nghề nghiệp luật sư trẻ trong quá trình hành nghề, đây là một dự án nhỏ thực hiện bởi Uỷ ban Luật sư Trẻ, thông qua việc khảo sát từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2020, với 3,056 người tham dự ở độ tuổi từ 40 trở xuống, đối tượng tham gia là những luật sư trẻ đang hành nghề trong lĩnh vực pháp lý trên khắp thế giới.

Luật sư là vị trí nghề nghiệp chiếm hơn 41% trong tổng số, tiếp đến là Advocate/ Solicitor-advocate (tạm dịch: luật sư bào chữa) chiếm 31% và Barrister (tạm dịch: Trạng sư) chiếm 10%. Luật sư, hay “Solicitor” được sử dụng trong hệ thống luật của Anh Quốc và Australia, hay “Attorney” trong hệ thống luật Hoa Kỳ, được hiểu là những cá nhân được đào tạo để đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các phiên toà hay cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.

Nghề luật sư đáng được ca ngợi và đầy thức thức về mặt trí tuệ, đồng thời cần nhiều sự cam kết của cá nhân hành nghề. Từ những tác động tiêu cực, có thể dẫn đến việc cá nhân đang hành nghề có thể rời bỏ vai trò của mình và rời bỏ nghề luật sư, mức lương là một trong những lý do chính chiếm hơn 45%, tiếp đến là khối lượng công việc với hơn 40% và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý hơn 40%, luật sư trẻ cần nhìn nhận và cân bằng các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp của mình, qua đó có những điều chỉnh phù hợp để vững bước trong quá trình phát triển nghề nghiệp.

Về tác giả, “Tôi” hay Thắm Trần là luật sư sáng lập và điều hành của Công ty luật TTVN Legal, với chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, phụ trách mảng Y tế, Giáo dục và Nhập cư. Cô thuộc thế hệ luật sư trẻ tại Việt Nam, cô đã truyền động lực cho nhiều sinh viên luật và những luật sư đồng nghiệp mới vào nghề trong việc xác định vai trò và định hướng phát triển nghề luật.